Tag Archives: rule

Homemade yogurt & me!

This morning I wake up early then found this:

homemade yorgurt

Oops… It is poured…hizz…became sicked like me… 😦

That’s my fault that I was exhausted & went into sleeping soon while I forgot eating this last night…

So sorry to my homemade yogurt!!!


Hoa: ngày & đêm

Chỉ thấy sắc hoa khi có ánh sáng…dù hoa vẫn vàng rực rỡ về đêm…là tại mình!

 hoa đồng tiền

Continue reading


Along to the Hon Ba

Tree branches upward in thousands of faces,

They are here in thousands of years

mt.Hon Ba

Continue reading


Cây dừa Mũi Né ơi…

Đứng một mình gần cái cây này đây vào chiều nay

 Mui ne 2

Continue reading


Về chuyện nấu ăn & nhân đạo(1)

Nhờ “nấu ăn” mà mình học được biết bao nhiêu là chuyện, hiểu được biết bao nhiêu là thứ, tăng cường ý thức làm người khỏe mạnh nữa. Cám ơn chuyện nấu ăn lắm!

Nói thiệt, cho tới giờ thực tâm mình nghĩ ai ai cũng cần biết nấu ăn miễn là họ biết “ăn uống” là quan trọng ra sao ở thời buổi ngày nay: bất kể tuổi tác giới tính nghề nghiệp…vì dù cho người đó có là lãnh đạo tinh thần, nguyên thủ quốc gia, giám đốc doanh nghiệp, nhà hoạt động nghệ thuật hay….gì gì đi nữa thì miễn là họ đang ăn, muốn ăn ngon thì phải “biết nấu ăn” thôi.

Nói thiệt, thậm chí giờ mà ai nói với mình là “hông biết nấu ăn” mình sẽ liệt người đó vô hàng “vô nhân đạo” lắm luôn

Nói vậy để bạn biết là từ một đứa không biết gì đến chuyện nấu ăn như mình sau khi tập tành thử đã thay đổi tới vậy, sao bạn không cho mình một cơ hội chứ?

Dạo này mình gặp biết bao nhiêu người phụ nữ tài giỏi và làm việc xuất sắc không thua nam giới nhưng mà nhất định hông chịu nấu ăn vì ngại đủ chuyện.

Người nói là vậy là tự cao quá rồi: vì chưa thử mà đã biết mình dở hả?

Người nói như vậy là quá ư đối xử tệ với bản thân: vì giỏi như vậy mà không tự nấu cho bản thân ăn được hả?

Người nói vậy là không biết làm đẹp: vì nấu ăn đi là bạn sẽ biết cách làm đẹp liền 😀

Tóm lại nếu như “ăn uống” dính liếu  tất tần tật đến thân thể bạn thì biết nấu ăn rồi bạn sẽ biết tất tần tật liên quan đến chuyện bạn muốn mình trở nên thế nào…

Nói thiệt đó, nhưng muốn biết bạn phải tự thử đi 🙂


12 củ khoai môn

Khoai môn…bị hư

Khoai môn…có sâu

Sững sờ… 😦

Phải làm sao bây giờ?

Số là sáng 3 hôm trước đang lúc làm sạch mấy củ khoai môn thì hết hồn vì thấy sâu. Thiệt ra mình chỉ cố moi cái chỗ bị hư đâu có ngờ củ khoai môn nhẵn nhụi vậy mà bên trong có nguyên một con sâu to đùng rồi  thêm một củ nữa nhìn ngoài trong rất đẹp trai mà bị hư hơn nốt nửa!

Lột vỏ ra mới thấy như vầy nè:

Sau khi cắt hết lớp sâu thì nó thành như vầy nè:

Huhu …đúng là nhìn bên ngoài thì không biết được bên trong làm sao…biết thế nào để chọn khoai tốt đây?

Mà đúng nhằm cái củ đẹp đẽ ấy thế…chả lẽ phải bổ ra hết cả…Mà người ta nói là khoai tự nhiên…thì phải có sâu chớ (đúng hông?)

Thế nào thì cũng tự an ủi bởi khách quan mà nói trong 12 củ khoai mình chọn đem về tỷ lệ hư hỏng chỉ độ 15%…vậy là cũng đỡ lắm rồi hen?


Hỏi về “nguyên lý hòa hợp” (1)

Nhờ tập trung rửa bát đĩa, rửa rau cải, thịt, hành củ…ta mới phát hiện ra cái này:

(nước + muối) + (nước +đường)  –> nước đường muối

1.Muối hòa với nước thấy trong suốt, nước có vị mặn

2.Đường hòa với nước thấy trong suốt, nước có vị ngọt

3.Hai thứ này trộn với nhau thấy trong suốt, nước có vị mặn mặn ngọt ngọt

 

Nhận định:

Giả sử không lấy muỗng quậy đều thì mất cỡ 5 phút là khoảng 10gram đường và muối có thể tự nhiên tan trong nước khiến cho ta không còn nhìn thấy nó đâu nữa

Vậy là nếu mà không chứng kiến hết 3 bước này thì  bằng mắt ta không nhìn thấy được nước này là nước gì rồi đến khi người nhận biết được các vật chất này nếm thử mới phân tích ra được.

Rõ ràng là 3 thứ được gọi tên trên đây hòa tan tự nhiên trong suốt trong khi đó có bao nhiêu thứ phải mất lâu lắm mới thành trong suốt được nhỉ?

Nên phải nhớ hết mấy thứ này + nguyên lý hòa hợp thì mới biết tất tần tật làm sao để rửa bát, làm sạch đồ ăn, nấu nướng…được đó nhé!

Ví dụ như là dầu hòa với nước thì không tan rồi, rửa bát thì không phải lúc nào cũng dùng xà bông là sạch lại mất thời gian và sức lực nữa

Vậy: “nguyên lý hòa hợp” nằm ở đâu?


Chè đậu xanh “đường thốt nốt”

Lịch sử và sự đa dạng của món chè đậu xanh trên khắp các vùng miền Việt Nam khiến cho món này được xếp hạng thân thiết với người nội trợ ở nhiều cung bậc khác nhau… đi ra quán ăn thì nghe thấy người ta bắt đầu kêu món này bằng đủ mọi tên 😀

Có thể kết luận là: món này có sự hòa quyện tri thức tổng hợp của khoa học tự nhiên và văn hóa tốt cho sức khỏe con người!

ở đây, nó như thế này nè:

Nguyên vật liệu: đậu xanh, đường, phổ tai, nước, gừng (5)

Mỗi vật chất trên cần được sơ chế kỹ và đập dập/hòa/quậy/trộn đúng thời điểm.

Dù quen thuộc và dễ làm đến đâu, mình thấy món chè đậu xanh này có hương vị thật đặc biệt khi dùng “đường thốt nốt” để nấu và cho thêm “gừng”.

Thiệt là chỉ cần biết chế biến đúng cách thì dù chỉ có “đậu xanh” thôi cũng tạo ra sự khác biệt rồi ^^

*Ghi chú thêm

Người ta muốn điều chỉnh giấc ngủ và tốt cho tim có thể cho thêm “hạt sen”, muốn mát hơn nữa có thể cho “sắn dây”, muốn thơm nữa cho thêm “lá dứa”, muốn lạ cho thêm “vừng và  lạc”…vv Đối với những người thích hương vị truyền thống  thì có thể bỏ đi những thứ râu ria khác (như chén chè này không có cho hột lựu, bột khoai, mè..vv) Có chỗ người ta còn cho thêm “trứng cút”. Nhiều người nước ngoài không thích “nước cốt dừa” (“béo”, “khó tiêu”) thì bỏ luôn, hổng cho vô cũng hông sao đâu…còn đơn giản hóa nữa thì chỉ có “đậu xanh với nước” cũng được.

Món này lành, mát, giải độc đặc biệt tốt vào thời điểm này (27/7/2012, Việt Nam)

Ăn chè phải dùng chén vừa kích cỡ và loại muỗng có độ dài tương thích thì bạn sẽ hiểu được sự hòa trộn các dạng “thể” và dễ tiêu hóa hơn đó.


Trái tim của trái cây

Một cách sắp xếp:

 

(16/5/2012, Châu Đốc)


Để nhớ lâu: cần biết ngửi và nếm

Thật vui vì đã làm được món cơm chiên tỏi trứng và cà ri Nhật 😀

Nhờ làm món này mà hiểu ra là: quy định về loại, số lượng và giới hạn sử dụng của nguyên vật liệu rất quan trọng để xác định mùi vị đặc trưng và ý nghĩa biểu tượng cơ bản không lẫn vào đâu được của món ăn đó -> đó là con đường để nấu ăn một cách chuyên nghiệp